Văn hóa Nhật

Các loại trà ngon truyền thống của Nhật

Thưởng trà là hoạt động nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống tinh thần người Nhật Bản. Quốc gia này  là nơi sản sinh ra rất nhiều loại trà thơm ngon, độc đáo và mang nhiều công dụng tới sức khoẻ. Nếu yêu thích và mong muốn khám phá văn hóa Nhật Bản. Hãy cùng khám phá thêm về bộ môn trà đạo tại xứ sở hoa anh đào, cũng như các loại trà ngon của Nhật Bản nhé!

Nguồn gốc của trà đạo Nhật Bản

Trà Nhật Bản đã có lịch sử trăm năm
Trà Nhật Bản đã có lịch sử trăm năm

Trà từ Trung Quốc đã du nhập vào Nhật Bản từ hơn 1300 năm về trước. Ban đầu, trà chỉ dành cho những người thuộc tầng lớp cao trong xã hội. Eisai là người sáng lập ra Thiền tông. Sau khi trở về từ chuyến đi tới Trung Quốc, ông đã đặc biệt thực hiện một buổi giới thiệu cách sử dụng trà xanh dạng bột tại Uji, Kyoto. Theo thời gian, trà đã trở nên phổ biến rộng rãi khắp thế giới và được sử dụng ngay tại nhà. Đồng thời trà đạo cũng đã phát triển trọng tâm thẩm mỹ của nó. 

Lợi ích của trà Nhật với sức khỏe

Trà Nhật không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Nguyên nhân là do trong trà chứa nhiều thành phần chống oxy hóa. Giảm tỷ lệ mắc ung thư đồng thời mang đến các vitamin và nhiều khoáng chất có lợi.

Một số chất oxy hóa phổ biến trong trà Nhật là catechin và EGCG. Chúng có khả năng ngăn ngừa ung thư và hạn chế tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, những chất này còn điều chỉnh mức đường huyết và huyết áp. Tăng cường chức năng tim mạch đồng thời đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể.

Các khoáng chất phổ biến trong trà Nhật có thể kể đến như vitamin E, K, C, khoáng chất Magie và Kali. Các chất này có công dụng tăng cường sức khỏe, cải thiện da và xương.

Trà xanh được người Nhật rất ưa chuộng trong đời sống thường ngày
Trà xanh được người Nhật rất ưa chuộng trong đời sống thường ngày

Giảm căng thẳng lo âu, hỗ trợ giấc ngủ cũng là công dụng nổi tiếng của trà thường được nhiều người biết đến. Uống trà còn giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung cho người sử dụng.

Các loại trà phổ biến ở Nhật Bản

Matcha

Có lẽ không cần bàn cãi về độ phổ biến của trà xanh Matcha Nhật Bản. Từ lâu đây đã được coi là loại trà quốc dân, là linh hồn của nghi lễ trà đạo truyền thống. Ngoài việc dùng làm trà trực tiếp, Matcha còn là nguyên liệu quen thuộc của nhiều loại bánh ngọt, kem Matcha,… Bạn có thể dễ dàng nhận biết loại trà này nhờ màu xanh nhạt tự nhiên của những lá trà non hảo hạng. Chất bột Matcha cực mềm mịn, hương thơm dịu nhẹ và không hề bị chát.

Matcha là loại trà Nhật Bản nổi tiếng nhất
Matcha là loại trà Nhật Bản nổi tiếng nhất

Sencha

Sencha là loại trà xanh phổ biến chiếm khoảng 80% sản lượng trà được sản xuất tại Nhật Bản. Do được trồng dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp nên lá trà có màu xanh đen. Sencha thường có vị đắng hơn so với các loại khác.

Để thưởng thức loại trà này, bạn có thể đun nóng một muỗng canh lá trà trong nước sôi. Hàm lượng cafein cân bằng giúp Sencha trở thành thứ thức uống giàu năng lượng.

Sencha – Trà xanh trồng nhiều nắng
Sencha – Trà xanh trồng nhiều nắng

Trà xanh gạo lứt Genmaicha

“Genmai” tiếng Nhật là gạo lứt, còn “cha” là trà. Đây thực chất là một loại trà Nhật Bản đặc biệt tạo ra nhờ kết hợp trà xanh và gạo lứt. Quá trình chế biến loại trà này bắt nguồn từ việc rang hạt gạo lứt, sau đó trộn với lá trà. Về bề ngoài, Genmaicha khó có thể gây nhầm lẫn với loại trà khác do màu nâu vàng và xác trà lẫn hạt gạo tơi đặc trưng.

Genmaicha dùng được cho cả trẻ em, người già và hiện được xuất khẩu tại nhiều Quốc gia trên Thế giới.

 

Genmaicha được tạo ra nhờ sự kết hợp đặc biệt giữa trà xanh và gạo rang
Genmaicha được tạo ra nhờ sự kết hợp đặc biệt giữa trà xanh và gạo rang

Trà ô long

Mang hương thơm của trái đào, trà ô long là một loại trà nhẹ và sảng khoái. Đây là loại thức uống không cồn phổ biến ở Nhật Bản. Trong các buổi tiệc ở nơi công sở thì việc gọi trà ô long sẽ là báo hiệu rằng ai đó không uống rượu. Ngoài ra nó cũng được sử dụng trong pha chế để tạo ra các loại đồ uống khác. Ô long đào là một lựa chọn phổ biến với nồng độ cồn thấp.

Trà ô long có màu sẫm hơn các loại trà khác
Trà ô long có màu sẫm hơn các loại trà khác

Trà xanh hoa nhài

Nếu yêu thích hương thơm nồng nàn của nhài, Jasmine-cha chắc chắn là một loại trà Nhật Bản bạn nên thử. Trà hoa nhài phổ biến ở Okinawa. Loại trà này sử dụng trà xanh hoặc trà ô long sau đó cho thêm hoa nhài. Hương vị chan chát, hậu ngọt của trà với hương thơm hoa nhài mang lại trải nghiệm rất dễ chịu khi thưởng thức. 

Trà hoa nhài là loại trà phổ biến ở Okinawa
Trà hoa nhài là loại trà phổ biến ở Okinawa

Mugicha – Trà lúa mạch

Mugicha cũng là một loại trà rang giống với Genmaicha. Tuy nhiên không phải rang thân hay lá mà tiến ngành ngâm lúa mạch trong nước để mang đến hương vị hoàn hảo. Mugicha không có hàm lượng cafein khá cao nên rất phổ biến vào mùa hè và thường được sử dụng để pha trà đá. 

Những hạt lúa mạch cũng được dùng để làm trà
Những hạt lúa mạch cũng được dùng để làm trà

Gyokuro

Gyokuro có nghĩa là “sương ngọc bích”, đây là loại trà cao cấp nhất ở Nhật Bản với quy trình chế biến tỉ mỉ. Khác các loại trà thường được thu hoạch ngay lúc vừa tới thì Gyokuro phải trải qua công đoạn “trốn nắng” kéo dài khoảng 20 ngày. Sau đó sẽ trải qua quá trình hấp sấy tỉ mẩn từ đôi tay của những nghệ nhân.

Lá trà Gyokuro có hình kim và có màu xanh đậm. Khi được pha uống Gyokuro có màu tươi mới, vị ngọt đầy và không đắng chát. Hậu vị trà ngọt thanh, mang đến trải nghiệm vị giác hoàn hảo và khó quên.

Nước trà Gyokuro sau khi pha có màu xanh dịu và trong vắt
Nước trà Gyokuro sau khi pha có màu xanh dịu và trong vắt

Có thể thấy, các loại trà ngon của Nhật Bản vô cùng đa dạng, tạo nên văn hóa trà đạo độc đáo không thể bỏ qua. Nếu có dịp ghé thăm, hãy dành thời gian tìm hiểu và thưởng thức hương vị tuyệt vời từ các loại trà Nhật Bản này nhé.

Mọi thắc mắc về mảng mua hộ hàng Nhật, quý khách vui lòng liên hệ với Hanaichi theo thông tin sau:

Related posts

Thực phẩm chức năng của nhật có tốt không

admin

Những lợi ích khi mua hàng trên Mercari qua Hanaichi

admin

Đàn hồ cầm – Nhạc cụ mang đậm dấu ấn lịch sử và nghệ thuật

admin

Leave a Comment