ĐỒNG HỒ

Đồng hồ cơ là gì? Những mẫu đồng hồ cơ đáng để đầu tư

Không chỉ là một thiết bị xem giờ, ngày nay, đồng hồ đeo tay còn được coi như là một phụ kiện, điểm nhấn cho trang phục hoặc tạo hình. Đặc biệt là đồng hồ cơ – những chiếc đồng hồ luôn được đánh giá cao, không bao giờ lỗi thời và nắm giữ vẻ đẹp rất riêng của bộ máy được chế tác tinh xảo. Trong bài viết này, hãy cùng Hanaichi tìm hiểu đồng hồ cơ là gì? sức hút của đồng hồ cơ và những mẫu đồng hồ cơ nào đáng để đầu tư!

Table of Contents

Đồng hồ cơ là gì?

Hiểu đơn giản thì đồng hồ cơ loại đồng hồ vận hành hoàn toàn bằng cơ khí. Có cơ chế tích trữ cót để lưu trữ năng lượng bên trong. Do đó, nó hoàn toàn không chứa một chi tiết điện tử nào. Đồng hồ cơ vận hành hoàn toàn tự động bằng sự phối hợp của các bánh răng và bộ cót.

Nguồn gốc – lịch sử ra đời

Đồng hồ cơ đầu tiên được phát minh ở nước Anh do một tu sĩ người Ý thiết kế vào năm 1275. Lý do là bởi những tu sĩ Công giáo có quy định rất nghiêm ngặt về lịch trình cầu nguyện cũng như công việc hằng ngày. Vậy nên họ đã yêu cầu chế tạo đồng hồ để theo dõi thời gian. Năm 1370, những mẫu đồng hồ dần phổ biến ở Pháp và Anh. 

Chiếc đồng hồ đầu tiên được phát minh ở nước Anh do một tu sĩ người Ý thiết kế vào năm 1275

Ban đầu đó là một chiếc đồng hồ rất lớn chỉ với một kim giờ. Vào năm 1969, thế giới đồng hồ đón nhận một phát minh quan trọng đó là mô hình đồng hồ cơ chronograph automatic đầu tiên được giới thiệu. Vào ngày 25 tháng 12 cùng năm, nhà chế tác đồng hồ Nhật Bản là Seiko đã phát minh ra chiếc đồng hồ đeo tay thạch anh đầu tiên được gọi là Seiko Quartz-Astron 35SQ. 

Khủng hoảng thạch anh chính thức bắt đầu từ năm 1970 nhưng không vì thế mà đế chế đồng hồ cơ học bị lãng quên. Trong khi đồng hồ quartz có tuổi thọ hạn chế, đồng hồ cơ có thể trở thành di sản truyền từ đời này sang đời khác, chỉ cần chúng được bảo dưỡng đúng cách. Những điều này đã khiến đồng hồ cơ lấy lại được sự ưu ái trên thị trường cao cấp. Thậm chí, đồng hồ cơ đã trở thành mặt hàng xa xỉ, vị thế được nâng lên một tầm mới. Đồng hồ cơ vẫn tiếp bước sáng vai cùng đồng hồ thạch anh, tạo nên những trang sử mới tiếp theo đầy hào hùng cho thế giới đồng hồ.

Cấu tạo chung của đồng hồ cơ

Một chuyển động cơ học đơn giản của đồng hồ cơ cũng cần hơn 130 bộ phận. Trong khi đối với một số đồng hồ cơ phức tạp, các bộ phận của bộ chuyển động phải được tính bằng hàng nghìn.

Nhưng cấu tạo chung của đồng hồ cơ sẽ bao gồm các bộ phận sau:

Các bộ phận chung – quan trọng bộ máy của đồng hồ cơ
  1. Dây cót: là bộ phận tiếp nhận năng lượng. Khi ta vặn dây cót thì sẽ tạo thành năng lượng tích trữ, năng lượng tích trữ trong cót sẽ chuyển dần đến các bánh răng truyền động, rồi từ bánh răng truyền động sẽ chuyển đến các bộ phận khác.
  2. Các bánh răng truyền động: là nhóm linh kiện chịu trách nhiệm truyền năng lượng từ cót đến các bộ phận khác.
  3. Bộ hồi. Đây là nhóm linh kiện tiếp nhận năng lượng từ bánh răng truyền động và chuyển đến bộ dao động. Đồng thời tiếp nhận năng lượng đã được phân bổ đều đặn trả về từ bộ dao động để truyền cho Nhóm bánh răng giờ phút giây. Các linh kiện chính của bộ hồi gồm ngựa, bánh xe gai,…
  4. Bộ dao động. Đây là nhóm linh kiện chịu trách nhiệm điều tiết (chia đều năng lượng “vô trật tự” từ cót thành “lượng vừa đủ”). Dùng để xoay các kim sao cho kim chuyển động đều đặn mỗi một phần nhỏ của giây. Các linh kiện chính gồm: con lắc, dây tóc…
  5. Nhóm bánh răng giờ phút giây (và nhiều bánh răng chức năng khác). Từ sự phân bổ năng lượng của các nhóm bộ phận trên, các bánh răng lần lượt nhận năng lượng. Chúng chuyển động đều đặn khiến các kim giờ phút giây xoay đều theo, từ đó hiển thị thời gian lên mặt đồng hồ.

Các đặc điểm và tính năng cơ bản của đồng hồ cơ

  • Kim. Đây cũng là đặc điểm phân biệt đồng hồ cơ với đồng hồ pin. Kim của đồng hồ cơ chạy như lướt chứ không nhích từng nấc. 
  • Âm thanh. Cùng với sự chuyển động của bộ máy cơ học, chúng ta sẽ nghe thấy âm thanh tích tắc của đồng hồ cơ mỗi khi hoạt động.
  • Thời gian đồng hồ chạy. Với phần lớn đồng hồ cơ, thời gian hoạt động sau khi dây cót đầy là trung khoảng 40 giờ. Mẫu đồng hồ cơ cao cấp có thể chạy từ 80 giờ đến cả tháng. Hết thời gian này nếu không được đeo/ lên dây cót, đồng hồ sẽ đứng máy cho đến khi được vặn cót lại. Đồng hồ càng đầy cót thì càng chạy chính xác.
  • Tính chính xác/sai số. Theo thống kê, với các hãng chế tạo đồng hồ cao cấp, sai số nằm trong khoảng -20 đến +40 giây mỗi ngày. Đồng hồ càng đắt tiền thì sai số hầu như sẽ càng nhỏ. Một phần là do các đồng hồ cao cấp thường sẽ đạt tiêu chuẩn độ chính xác cao hoặc có độ tinh chỉnh cao. Thậm chí, các mẫu đồng hồ cơ có thể chỉ sai số vài ba giây mỗi ngày.

Tại sao đồng hồ cơ luôn đắt tiền?

Sau khủng hoảng thạch anh, đồng hồ cơ trở thành mặt hàng xa xỉ, nâng tầm vị thế

Giá trị thẩm mỹ cao – mang giá trị sưu tầm

Có những mẫu đồng hồ cơ chính hãng Thụy Sĩ có mức giá ngang hàng với những chiếc siêu xe. Một số mẫu đồng hồ cơ giới hạn thậm chí còn không thể mua được.

Mỗi một “cỗ máy cơ khí tí hon” đều là niềm kiêu hãnh của các thương hiệu đã tạo ra nó. Bởi mỗi sản phẩm đều là một kiệt tác về cả công nghệ và nghệ thuật.

Khi được hỏi về sự nổi lên của đồng hồ kỹ thuật số và đồng hồ thông minh tác động thế nào đến thị trường đồng hồ nói chung, nhà sưu tập đồng hồ nổi tiếng thế giới John Goldberger đã trả lời: 

“Chắc chắn rằng đồng hồ cơ học bị coi là lỗi thời trong thời đại của điện thoại di động và máy tính bảng. Tuy nhiên, tôi tin rằng mọi người sẽ luôn muốn đeo một chiếc đồng hồ cơ học được chế tác thủ công. Có thể thế hệ các nhà sưu tập mới sẽ đeo một chiếc đồng hồ thông minh trên cổ tay nhưng cũng có thể luôn thủ một chiếc đồng hồ cơ phức tạp trong túi! Dù không chính xác như đồng hồ hiện đại, nhưng đồng hồ cơ chắc chắn sẽ mang đến trải nghiệm thú vị”. (Theo ấn phẩm Robb Report Vietnam số tháng Năm mang chủ đề “The Symphony Of Time”)

Đồng hồ cơ không chỉ là công cụ đo thời gian mà còn là một tác phẩm nghệ thuật

Đồng hồ cơ, đặc biệt là những mẫu cổ điển và hiếm, có giá trị sưu tầm cao và có thể tăng giá theo thời gian. Chúng không chỉ là công cụ đo thời gian mà còn là một tác phẩm nghệ thuật.

Cần nhiều chi tiết cơ khí được gia công tỉ mỉ và chế tạo thủ công

Đồng hồ cơ thường được chế tác bằng tay với độ chính xác và sự tinh xảo cao, mang đến vẻ đẹp và độ bền vượt trội. Những chi tiết cơ học phức tạp làm nổi bật tay nghề và kỹ thuật chế tạo.

<yoastmark class=

Thực tế, để chế tạo được một chiếc đồng hồ cơ cần đến rất nhiều chi tiết cơ khí được gia công tỉ mỉ và hoàn thiện bằng tay. Cơ chế vận hành của đồng hồ cơ cũng phức tạp và tiêu tốn rất nhiều bước để hoàn thành. Do đó, giá của chúng sẽ luôn đắt hơn các mẫu đồng hồ cùng tính năng.

Thường đến từ các thương hiệu nổi tiếng và có lịch sử lâu đời

Sự hồi sinh của đồng hồ cơ học một phần rất lớn nhờ vào sự kiên trì của việc theo đuổi chế tác đồng hồ truyền thống của các thương hiệu. Đặc biệt là các nhà chế tác Thụy Sĩ. Ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất, họ cũng không có tâm trí để chạy theo đồng hồ thạch anh. Nhiều thương hiệu vẫn “ngoan cố” tuân theo truyền thống và giữ gìn kỹ năng của mình. Blancpain – nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ của Thụy Sĩ – từng nói: “Chưa bao giờ và không bao giờ có một sản phẩm mang tên Blancpain Quartz Watch”.

Chính vì vậy, mỗi một chiếc đồng hồ cơ học đều là sự trân trọng của các thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu đồng hồ lâu đời. 

Thực tế, các mẫu đồng hồ cơ học nổi tiếng về chất lượng và thẩm mỹ đều đến từ các thương hiệu đồng hồ nổi tiếng và có lịch sử lâu đời. Ví dụ như Patek Philippe, Vacheron Constantin, Breguet, Jaeger-LeCoultre, Rolex, …

Sở hữu một chiếc đồng hồ Vacheron Constantin giống như tham gia vào một CLB độc quyền.
Sở hữu một chiếc đồng hồ Vacheron Constantin giống như tham gia vào một CLB độc quyền.

Ưu điểm – Nhược điểm của đồng hồ cơ

Ưu điểm

Tính thẩm mỹ cao, có tính thời đại

Đồng hồ cơ nổi bật hơn hẳn đồng hồ pin về độ tinh tế và đường nét mang tính truyền thống. Điều đó được thể hiện cả trong bộ máy hoạt động và cả thiết kế bên ngoài. Cùng với bàn tay khéo léo của những nghệ nhân chế tác, các mẫu đồng hồ cơ giữ được nét đẹp cổ điển. Ngày nay, rất nhiều mẫu đồng hồ cơ đã dung hòa cả nét hiện đại, phù hợp với những ai yêu thích nét đẹp cổ xưa hay có sở thích sưu tầm. 

Đồng hồ cơ có thể xem như những kiệt tác nghệ thuật của đồng hồ

Đồng hồ cơ có thể xem như những kiệt tác nghệ thuật của đồng hồ. Mỗi chiếc đồng hồ như một minh chứng trên con đường phát triển của những “cỗ máy thời gian”. Không chỉ có giá trị sử dụng, chúng còn mang những giá trị sưu tầm với những người hiểu và yêu thích.

Là phụ kiện thời trang đẹp, chất lượng cao

Phần lớn đồng hồ cơ sở hữu những thiết kế độc đáo, tỉ mỉ. Từ những kĩ thuật finishing như nung xanh kim, khảm vân guilloche… cho đến hở tim và skeleton. Những thiết kế khoe trọn bộ máy với đa dạng chi tiết, các bánh răng ăn khớp hoàn hảo bên trong. Đây chính là điểm nhấn hoàn hảo cho bộ trang phục của người dùng, tô điểm cho phong cách và thể hiện bản lĩnh. 

Không khó để ta bắt gặp hình ảnh những chiếc đồng hồ cơ Hublot, Rolex, Tag Heuer trên tay các tỷ phú, cầu thủ hay những siêu sao như Ronaldo, Justin Bieber…

Tuổi thọ sử dụng cao, không phải thay pin liên tục

Hoạt động dựa trên cơ chế cơ năng hoàn toàn, đồng hồ cơ không cần phụ thuộc vào những vật chất “có hạn” như pin, ánh sáng, điện tử,… Không cần thêm nguồn năng lượng khác hoạt động, đồng hồ cơ chỉ cần cử động của cánh tay người dùng. Khi được sử dụng và bảo dưỡng đúng cách, đồng hồ cơ có thể hoạt động bền bỉ lên tới 20-30 năm.

Nhược điểm

Khó sửa chữa nếu hỏng hóc

Cấu tạo đồng hồ cơ được hoàn thiện từ rất nhiều chi tiết nhỏ khác nhau. Trong kết cấu đồng hồ, chúng chồng chéo lên nhau. Người thợ phải dùng kính chuyên dụng mới có thể soi ra được. Vì vậy, nếu chẳng may đồng hồ cơ bị hỏng một chi tiết bất kỳ, việc sửa chữa chắc chắn là khó hơn so với đồng hồ pin. Ngoài ra, việc tìm kiếm linh kiện thay thế cũng là một bài toán khó. Đđặc biệt là với các sản phẩm trong bộ sưu tập có giới hạn. 

Chi phí bảo dưỡng cao

Chính vì khó sửa chữa nên cần bảo dưỡng đồng hồ cơ một cách cẩn thận. Và dĩ nhiên, việc chăm chút cho những bộ máy tinh tế đến chi tiết cũng sẽ khó khăn và vất vả hơn nhiều. Vì vậy mà phí bảo dưỡng của những chiếc đồng hồ cơ thường khá cao.

Đồng hồ cơ có sai số

Có thể thấy rõ đó là độ chính xác của đồng hồ cơ không cao như đồng hồ pin. Tỉ lệ sai số chênh lệch hơn nhiều, với khoảng 20-30 giây/ ngày. 

Kén môi trường hoạt động

Vỏ ngoài và nguyên vật liệu của đồng hồ cơ thường được làm từ kim loại. Vậy nên khi đeo ở những nơi nhiều từ tính sẽ bị ảnh hưởng độ chính xác. Cũng nên đề phòng ở những môi trường nước, tránh hỏng hóc.

Giá thành cao

Như đã nói ở trên, đồng hồ cơ đắt hơn do mang tính biểu tượng, giá trị cao về thẩm mỹ và chế tác. Không những vậy, các thương hiệu sản xuất ra chúng đều rất nổi tiếng và thuộc phân khúc cao cấp trên thị trường. Chính vì thế, chi phí cho một chiếc đồng hồ cơ là khá đắt đỏ.

Phân loại đồng hồ cơ 

Đồng hồ Handwinding (lên dây cót bằng tay)

Nguyên lí hoạt động: Đồng hồ cơ Handwinding là loại đồng hồ lên dây cót hoàn toàn bằng tay. Việc vặn núm điều chỉnh giờ hàng ngày nhằm cung cấp năng lượng để đồng hồ chạy liên tục. Khi nào dây cót vận hành hết năng lượng nhận được từ việc xoay núm, đồng hồ sẽ bị tạm dừng. Cần liên tục chú ý tới điều này và thường xuyên lên dây cót để đồng hồ duy trì hoạt động.

Đặc điểm cấu trúc: Đồng hồ Handwinding thường mỏng và không có bộ phận tự động lên dây. 

Đồng hồ cơ Handwinding
Đồng hồ cơ Handwinding

Ưu điểm: Đồng hồ Handwinding mỏng nhẹ, có nhiều chức năng hơn và mức năng lượng dự trữ cũng cao hơn. Ngoài ra, do có ít bộ phận máy hơn nên việc bảo trì và sửa chữa cũng sẽ đơn giản, dễ thao tác hơn. 

Nhược điểm: Hộp dây cót với cách xoay thủ công thường chỉ kéo dài hoạt động tối đa trong vài ngày là dừng lại. Việc liên tục lên dây cót khá tốn thời gian và dễ bị bỏ quên nếu quá bận. 

Đồng hồ Automatic (tự động lên dây khi đeo)

Nguyên lí hoạt động. Đồng hồ Automatic hoạt động tự động bằng cách sử dụng chuyển động của cổ tay người dùng để lên dây. Khi đeo đồng hồ và thực hiện các hoạt động hàng ngày, chuyển động của cổ tay sẽ làm quay bánh đà. Từ đó cuộn dây cót và cung cấp năng lượng cho đồng hồ. Để duy trì trữ cót, đồng hồ cần được đeo lên tay ít nhất khoảng 8 tiếng mỗi ngày.

Riêng đồng hồ Automatic còn được chia nhỏ thành 2 loại nữa. Đó là: Tự động (chỉ đeo mới chạy) và Bán tự động (đeo hoặc lên dây thủ công đều chạy). Hiện nay, trên thị trường hầu hết đồng hồ Automatic đều thuộc loại Bán tự động. 

Đồng hồ cơ Automatic
Đồng hồ cơ Automatic

Đặc điểm cấu trúc. Nếu mặt sau của đồng hồ được lắp kính trong suốt thì ở đồng hồ cơ automatic bạn sẽ nhìn thấy bánh đà đằng sau. Còn ở đồng hồ lên dây cót thì không thấy có.

Ưu điểm: Không cần pin và không cần chú ý việc lên dây cót. Chỉ cần đeo đồng hồ 8 tiếng/ngày đã đủ năng lượng để đồng hồ chạy cả ngày. 

Nhược điểm: Khả năng chống chịu va đập kém và không có khả năng chống nước.

Phân biệt đồng hồ cơ và đồng hồ pin

Đồng hồ pin (Quartz) là dòng đồng hồ hoạt động dựa trên chuyển động độ rung của Thạch Anh. Đây là người em ra đời sau và hiện đang cùng đồng hồ cơ chiếm lĩnh thị thường đồng hồ. 

Thiết kế bên ngoài

Đồng hồ pin thường mỏng và gọn nhẹ hơn đồng hồ cơ
Đồng hồ pin thường mỏng và gọn nhẹ hơn đồng hồ cơ

Độ mỏng:

Những dòng đồng hồ pin sở hữu thiết kế vô cùng gọn nhẹ, nhỏ nhắn do bộ máy bên trong vô cùng đơn giản. 

Còn đồng hồ cơ lại có xu hướng ngược lại. Do bộ máy cơ bên trong phức tạp nên đa phần các mẫu đồng hồ cơ thường rất dày và cồng kềnh.

Tuy nhiên, đồng hồ cơ ngày nay được thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau. Từ sang trọng, lịch lãm đến cá tính, năng động giúp thu hút nhiều phân khúc khách hàng hơn.

Mặt sau đồng hồ

Đa số đồng hồ cơ khi lật mặt sau sẽ nhìn thấy bánh đà và các bộ phận bên trong. Điều mà ta không thể thấy ở đồng hồ pin. Thông thường, trên mặt của đồng hồ cơ tự động sẽ có dòng chữ “Automatic”. Hoặc nhiều đồng hồ cơ khác cũng có mặt máy được thiết kế lộ ra bên ngoài. 

Phương thức hoạt động

Đặc điểm của kim giây

Trên đồng hồ thạch anh, kim giây có chuyển động tích tắc di chuyển một lần mỗi giây. Còn  kim giây của đồng hồ cơ có chuyển động giây mượt mà – trôi nhẹ nhàng. 

Bộ máy hoạt động:

+ Bộ máy đồng hồ cơ được cấu tạo từ rất nhiều các chi tiết phức tạp với cơ chế hoạt động chủ yếu là dây cót (từ kim loại mỏng). Nếu dây cót không hoạt động thì bộ máy của đồng hồ cũng sẽ ngừng hoạt động. 

+ Còn đồng hồ pin thì chạy bằng thạch anh. Nếu viên thạch anh bị trục trặc thì máy cũng ngừng hoạt động.

Những mẫu đồng hồ cơ đáng để đầu tư

Đồng hồ Citizen Automatic NJ0100-38X

Citizen Automatic NJ0100-38X – là mẫu đồng hồ nam có xuất xứ từ Nhật Bản. Đồng hồ sử dụng bộ máy Automatic không cần dùng pin. Mặt số tông màu trắng chủ đạo nam tính, cuốn hút. Vỏ được làm bằng thép không gỉ 316L cao cấp kèm với dây da chắc chắn, bền bỉ. Mặt kính khoáng cứng chịu lực tốt. Khả năng chống nước 100m đủ để chịu nước khi đi tắm, đi bơi.

Đồng hồ Citizen Automatic NJ0100-38X
Đồng hồ Citizen Automatic NJ0100-38X

Mặt kính: Mặt kính cứng

Đường kính: 42mm

Chất liệu vỏ: Thép không gỉ 316L

Độ dày: 11.6mm

Chất liệu dây: Dây da

Loại máy: Automatic (Máy cơ tự động)

Đồng hồ Bulova Automatic 96C143

Đồng hồ đến từ thương hiệu Bulova thường sở hữu vóc dáng cổ điển với hình mẫu đơn giản. Nhưng sản phẩm của hãng vẫn có nét thời trang hiện đại, sang trọng và đẳng cấp. Đặc biệt, các mẫu đồng hồ đều những chi tiết được gia công tinh tế với những đường bóng, đường nét mượt mà. Ấn tượng nhất với bề mặt sáng không một tì vết. Đồng hồ Bulova 96C143 thuộc BST Classic Wilton nổi bật với những mẫu đồng hồ Automatic có thiết kế cực kỳ độc đáo. Bulova 96C143 gây ấn tượng với thiết kế có thêm “kim xăng”. Đây là cây kim dùng để hiển thị mức trữ cót hiện tại. Mẫu đồng hồ còn có thêm 3 kim khác chỉ thứ, giờ sáng tối.

Đồng hồ Bulova Automatic 96C143
Đồng hồ Bulova Automatic 96C143

Mặt kính: Kính Sapphire phủ lóa chống trầy xước.

Đường kính: 43mm

Chất liệu vỏ: Thép không gỉ

Độ dày: 12.8mm

Chất liệu dây: Dây da

Loại máy: Automatic (Máy cơ tự động)

Đồng hồ Longines Automatic L2.909.4.77.6

Đồng hồ Longines là thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ thành lập năm 1832 bởi Auguste Agassiz. Longines được biết đến với các đột phá về kỹ thuật trong ngành công nghiệp đồng hồ cao cấp. Đồng hồ Longines thường có thiết kế thanh lịch, sang trọng, cổ điển và một số thiết kế độc đáo. Longines Master L2.909.4.77.6 – niểu tượng của sự sang trọng, thanh lịch. Điểm nhấn của sản phẩm là 13 viên kim cương Top Wesselton VS-SI (tổng trọng lượng 0.059 carat). Bộ máy tự động trữ cót 72 giờ siêu bền và chính xác.

Đồng hồ Longines Automatic L2.909.4.77.6
Đồng hồ Longines Automatic L2.909.4.77.6

Mặt kính: Kính Sapphire

Đường kính: 40mm

Chất liệu vỏ: Thép không gỉ

Độ dày: 11mm

Chất liệu dây: Dây kim loại

Loại máy: Automatic (Máy cơ tự động)

Đồng hồ Tissot PRX Chronograph T137.427.11.041.00 

Tissot nằm trong top 5 thương hiệu đồng hồ tốt nhất thế giới. Đây cũng là thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ được rất nhiều nhà sưu tập yêu thích. Hơn 160 năm phát triển, Tissot đã có một vị trí đáng tự hào trong nền công nghiệp đồng hồ thế giới. Đồng hồ Tissot T137.427.11.041.00 nổi bật với phần mặt số Panda Dial xanh trắng. Phiên bản nâng cấp của dòng PRX, trang bị thêm tính năng Chronograph cực kỳ phức tạp với độ chính xác ấn tượng. Độ chống nước của đồng hồ 100m nên có thể thoải mái đeo đồng hồ khi đi mưa và rửa tay.

Đồng hồ Tissot PRX Chronograph T137.427.11.041.00
Đồng hồ Tissot PRX Chronograph T137.427.11.041.00

Mặt kính: Mặt kính Sapphire cứng

Đường kính: 42mm

Chất liệu vỏ: Thép không gỉ 316L

Độ dày: 14.5mm

Chất liệu dây: Thép không gỉ 316L

Loại máy: Automatic Chronograph (Máy cơ tự động bấm giờ thể thao)

Đồng hồ Seiko SNK809K2 – dòng Seiko 5 Quân đội

Seiko SNK809 là minh chứng cho thấy vẫn có loại đồng hồ cơ chất lượng cao nhưng giá rẻ. Seiko SNK809 thuộc dòng sản phẩm mang phong cách quân đội của Seiko. Thiết kế của Seiko SNK809 không quá cầu kỳ. Điểm nhấn là phần vỏ bằng thép không gỉ được gia công xử lý bề mặt dạng nhám mờ. Mặt số chỉ gồm những chữ số latin, hiển thị giờ rõ ràng và chính xác tuyệt đối. Bộ dây làm từ vải Canvas có thể đeo cả ngày mà không cảm thấy khó chịu. Seiko SNK809 có khả năng trữ cót lên tới 40 tiếng.

Đồng hồ Seiko SNK809K2 - dòng Seiko 5 Quân đội
Đồng hồ Seiko SNK809K2 – dòng Seiko 5 Quân đội

Mặt kính: Mặt kính Hardlex Crystal  cứng 

Đường kính: 38mm

Chất liệu vỏ: Thép không gỉ 316L

Độ dày: 11mm

Chất liệu dây: Dây vải canvas

Loại máy: Automatic (Máy cơ tự động)

Một vài lưu ý khi dùng đồng hồ cơ

Vặn núm vừa tầm

Hãy vặn núm dây cót đến khi bạn cảm nhận được độ chặt vừa đủ thì dừng lại. Tránh việc vặt quá chặt làm căng quá mức và đứt dây cót.

Lên dây cót thường xuyên

Đồng hồ càng đầy dây cót thì càng hạn chế tối đa việc sai số. Nó đem lại độ chính xác gần như tuyệt đối. Hãy nhớ vặn núm lên dây cót thường xuyên để có được thời gian chuẩn. 

Thường xuyên đeo trên tay (8 tiếng/ngày)

Đây là cách để đồng hồ cơ có thể duy trì hoạt động liên tục. Mọi người thể đeo đồng hồ cơ trong lúc đi làm, tháo ra khi nghỉ ngơi ở nhà. Thời gian tối đa không sử dụng là 40 giờ. Nếu quá số giờ, thiết bị sẽ tạm ngưng hoạt động do hết thời gian lưu trữ.

Bảo dưỡng định kỳ và đúng cách

Để tránh hỏng hóc và để bộ máy được trơn tru nên bảo dưỡng đồng hồ cơ định kỳ. Thời gian lý tưởng là 3–5 năm một lần. 

Mua đồng hồ cơ chính hãng ở đâu

Hanaichi, chúng tôi cam kết bạn có thể tìm thấy những chiếc đồng hồ cơ chất lượng cao nhất, ở mức giá hợp lý nhất. Hình thức, mẫu mã, màu sắc, phong phú, chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Chỉ cần truy cập website, gõ tìm kiếm và chọn sản phẩm. Bạn đã có thể sở hữu ngay một chiếc đồng hồ cơ của các thương hiệu nổi tiếng. 

Trên đây là những thông tin để biết đồng hồ cơ là gì, cấu tạo và hoạt động của đồng cơ. Với những chia sẻ này, Hanaichi hy vọng bạn có thể chọn được cho mình một chiếc đồng hồ phù hợp nhất!

Mọi thắc mắc về mảng mua hộ hàng Nhật, quý khách vui lòng liên hệ với Hanaichi theo thông tin sau:

Related posts

Top 10 mẫu đồng hồ Casio cho trẻ em được yêu thích nhất hiện nay

admin

Top 5 Amazon đồng hồ nữ được ưa chuộng nhất hiện nay

admin

Nam cổ tay nhỏ nên đeo đồng hồ gì cho phù hợp?

admin

Leave a Comment