Kinh nghiệm mua sắmThời TrangVăn hóa Nhật

Kimono và Yukata: Phân biệt hai loại trang phục truyền thống Nhật Bản

Đều là trang phục truyền thống quen thuộc của văn hóa Nhật Bản nhưng bạn có biết Kimono và Yukata khác nhau như thế nào? Trong bài viết này, Hanaichi sẽ giải thích sự nhau giữa kimono và yukata từ nhiều khía cạnh khác nhau như nguồn gốc, chất liệu, thiết kế và cách sử dụng.

Giới thiệu chung về trang phục Kimono và Yukata?

Kimono và Yukata có thể được coi là hai loại trang phục truyền thống dễ bị nhầm lẫn nhất ở Nhật. Nhìn thoáng qua người ta thường nhầm là một vì kiểu cách giống nhau nhưng chúng khác nhau từ cái tên, ý nghĩa, chất liệu,… 

Nguồn gốc ra đời của từng loại

Trang phục Kimono

Trong tiếng Nhật, Kimono có nghĩa là “quần áo” và đây được xem là trang phục truyền thống trang trọng. Tuy nhiên, xuất phát điểm của Kimono lại là Trung Hoa. Đến năm 984, nhà vua lúc bấy giờ đã cho các nghệ nhân thực hiện cải tiến và thổi hồn văn hóa Nhật Bản vào các mẫu thiết kế để làm nên một mẫu quốc phục chân chính cho đất nước. Nhiều tài liệu cho rằng những bộ Kimono đầu tiên ra đời vào thời Heian (794 – 1192) và trở thành trang phục truyền thống cho đến nay.

Kimono sẽ thường được mặc trong các sự kiện trang trọng hoặc các nghi lễ truyền thống của người Nhật.

Trang phục Kimono truyền thống

Trang phục Yukata

Yukata được coi là một loại Kimono nhưng là phiên bản “đời thường”. Cho đến ngày nay, người ta vẫn chưa biết chính xác Yukata xuất hiện vào thời gian nào. Mọi người chỉ biết Yukata được biết đến từ tắm Onsen của người Nhật. 

Theo tài liệu xưa, Yukata cũng phổ biến từ thời Heian như Kimono. Nhưng chúng chỉ được sử dụng như một dạng áo tắm của tầng lớp quý tộc. Và theo thời gian, Yukata đã trở thành trang phục truyền thống của đất nước xứ sở Hoa Anh Đào. Đa số thì trong tủ quần áo của mỗi người phụ nữ Nhật đều sẽ có ít nhất một bộ Yukata.

Trang phục Yukata phổ biến rộng rãi

Ý nghĩa tên gọi của từng loại

Ý nghĩa của tên gọi Kimono

“Kimono” – được ghép từ hai ký tự: “ki – 着” (mặc) và “mono – 物” (đồ vật), do đó, Kimono theo nghĩa đen là “thứ để mặc”. 

Kimono ngày xưa được coi là trang phục của hoàng gia và tầng lớp quý tộc. Đến thời Edo (1603-1868), Kimono đã tiếp cận rộng với công chúng và trở thành loại trang phục được mặc hằng ngày. Theo thời gian, thiết kế và kiểu dáng của Kimono đã dần phát triển, phục vụ cho những thay đổi trong xu hướng thời trang và nhu cầu người dùng. 

Ý nghĩa của tên gọi Yukata

“Yukata” – được ghép từ chữ “Yu – 浴” (tắm) và “Katabira – 衣” (đồ lót). Yukata vốn được coi là một dạng quần áo được sử dụng trong nhà tắm vào thời Heian. Về sau, Yukata đã phát triển thành một loại trang phục đầy phong cách và sáng tạo với nhiều kiểu dáng và màu sắc thú vị.

Sự khác biệt giữa Kimono và Yukata

Để phân biệt đúng về Kimono và Yukata, chúng ta sẽ dựa trên các đặc điểm và sự khác biệt từ các mặt quan trọng nhất của trang phục. Bao gồm: dịp sử dụng, vải và chất liệu, kiểu dáng, phụ kiện, họa tiết, màu sắc

Chất liệu dùng để may 

Sự khác nhau giữa Kimono và Yukata đầu tiên phải nói đến loại vải được sử dụng để may. 

 Kimono

Theo truyền thống, Kimono được may từ vải lụa, bông và những bộ phức tạp hơn có thể làm từ gấm dệt với chỉ vàng, chỉ bạc. Chính vì chất liệu chủ yếu là những loại vải sang trọng nên giá thành của một bộ Kimono thường khá cao.

Ngoài ra, chất liệu may Kimono còn được thay đổi theo các mùa trong năm.

Mùa đông và mùa xuân: Vì thời tiết lạnh nên Kimono có thêm một lớp vải lót dày bên trong.

Mùa hè và mùa thu: Lớp vải lót đã được lược bỏ, thay vào đó là chất liệu mỏng mát, thấm hút tốt.

Kimono thường được may với chất liệu lụa giá cao

Yukata 

Ban đầu Yakata được giới quý tộc Nhật Bản mặc sau khi tắm, với chất liệu sử dụng là vải lanh. Ngày nay, loại vải phổ biến nhất để may Yukata là vải bông với đặc tính nhẹ, thoáng khí, hút ẩm và giữ mát cho cơ thể. Ngoài ra, vải lanh hoặc polyester – một loại vải tổng hợp giá rẻ cũng là một lựa chọn.

Kimono thường được may với chất liệu vải bông nhẹ, thoáng khí

Kiểu dáng tay áo

Cả Kimono và Yukata đều có một phần vô cùng đặc biệt được là “tay áo”. Đây cũng chính là  sự khác nhau giữa Kimono và Yukata thứ hai.

Sự khác nhau về tay áo của Kimono và Yukata

Kimono

Kimono có kiểu dáng áo dài, rộng và thường có tay áo rộng. Kimono có đường cắt vuông góc từ vai xuống chân và có vạt hở phía dưới. Đường cắt dọc từ vai xuống chân được gọi là “hiyoku”, tạo ra lớp lót thêm ở phía trong. 

Phụ nữ chưa chồng mặc Kimono với tay áo rất dài, đến mức có thể chạm sàn, gọi là Furisode. Theo truyền thống, điều này cho phép những người đàn ông nhận ra phụ nữ nào là đối tượng để kết hôn. Ngoài ra còn có những bộ Kimono có tay áo dài vừa phải. 

Yukata

Yukata có kiểu dáng áo dài và rộng tương tự như Kimono, nhưng có tay áo hẹp hơn. Đường cắt của Yukata thường thẳng từ vai xuống chân và không có vạt hở phía dưới. 

Mặt khác, tay áo của Yukata sẽ không dài hơn 50cm, vì vậy chúng không bao giờ chạm đất.

Thiết kế, họa tiết và màu sắc

Yukata thường được thiết kế với những gam màu rực rỡ trong khi đó Kimono lại mang trong mình vẻ trang nghiêm với gam màu tối và trung tính. 

Kimono

Do tính chất trang trọng của trang phục nên Kimono thường có màu sắc chủ yếu thuộc gam màu tối và trung tính. Hoa văn trên Kimono cũng giàu tính truyền thống và mang ý nghĩa cụ thể, dù chúng cũng ngày càng đa dạng hơn theo xu thế hiện đại.

Mỗi bộ Kimono là một tác phẩm nghệ thuật với kiểu dáng trang nhã, đường may tinh tế đan xen họa tiết đa dạng. Họa tiết trên Kimono thường là những chủ đề liên quan đến thiên nhiên, văn hóa và truyền thống Nhật Bản, như hoa anh đào, sông núi, hạc trắng lộng lẫy… Màu sắc được lựa chọn là gam màu trung tính, trang nghiêm. Tuy nhiên, những màu sắc này cũng có thể được thay đổi để phù hợp với từng dịp và lứa tuổi của người mặc.

Kimono thường có những gam màu tối và trung tính

Bạn có thể trông thấy những bộ Kimono được trang trí với họa tiết hoa anh đào và những chú hạc trắng thật lộng lẫy. Những chiếc Kimono mặc trong lễ cưới hiện đại được trang trí đầy màu sắc.

Yukata

Yukata theo truyền thống bao gồm hai màu là chàm và trắng, nhưng với xu hướng hiện đại, nó được thiết kế với nhiều sắc độ từ tươi sáng cho đến sẫm màu. Phụ nữ Nhật Bản ngày nay mặc Yukata với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau, hoa văn cũng đa dạng, từ hoa lá cho đến trái cây, động vật ngộ nghĩnh… để tham gia các lễ hội mùa hè. Những họa tiết thân thuộc được thêu dệt nổi bật trên nền vải tươi sáng.

Họa tiết Yukata thường tươi sáng, đa dạng

Phụ kiện đi kèm

Thắt lưng Obi

Đây là một loại thắt lưng sử dụng cho Kimono và Yukata. Hình dạng của các Obi này cũng khác nhau ở mỗi loại trang phục. 

Hình dạng của các Obi này cũng khác nhau ở mỗi loại trang phục

Obi của trang phục Yukata: Thường có hình dạng như một dây băng 

Obi trong trang phục Kimono: Dày dặn hơn và có nhiều loại Obi khác nhau với cách thắt khác nhau, tương ứng với loại Kimono và mục đích của nó. Các phụ kiện nhỏ, chẳng hạn như Obi-age, Obi-jime và Obi-dome cũng được kết hợp với Kimono.

Dép và vớ đi kèm 

Dép và vớ là hai phụ kiện quan trọng khi bạn mặc Kimono hay Yukata.

Kimono

Geta – một kiểu dép truyền thống Nhật Bản, là phụ kiện bắt buộc phải có khi bạn mặc Kimono. Cùng với đó, vớ trắng Tabi cũng là phụ kiện không thể tách rời với Kimono. 

Yukata

Dép và vớ là những phụ kiện không bắt buộc khi mặc Yukata. Người mặc Yukata thậm chí có thể để chân trần thoải mái. 

Cách mặc của từng loại

Kimono là trang phục đa lớp còn Yukata là trang phục đơn lớp nên cách mặc Kimono và Yukata cũng sẽ khác nhau một chút. Trang phục Kimono khi mặc sẽ nhiều bước cầu kỳ hơn bởi nó có nhiều lớp áo cũng nhiều như phụ kiện đi kèm.

Cách mặc tương tự nhau nhưng Kimono sẽ phức tạp hơn

Cách mặc Kimono

– Bước 1: Đi tất Tabi, mặc bộ đồ lót Nagajuban để vạt áo bên trái đè lên vạt áo bên phải, quấn thắt đai lưng Date-jime để cố định.

– Bước 2: Mặc áo Kimono, chỉnh mép dưới của áo vừa tầm chạm đến mắt cá chân. (Đường may của tà áo bên trái cần vuông góc với kẽ hở giữa ngón trỏ và các ngón còn lại trên tất Tabi). Cố định phần eo bằng dây cột Koshi-himo.

– Bước 3: Sau khi căn chỉnh, thả vạt áo dư ra và kéo sao cho phẳng. Phần lưng áo cần được căn phẳng phiu. Phần cổ áo kéo ra sau 1 chút để lộ phần gáy.

– Bước 4: Buộc cố định lại bằng thắt đai Date-jime để che đi phần dây Koshi-himo bên trong. Cổ áo Kimono cần chỉnh chồng khít lên bộ Nagajuban bên trong.

– Bước 5: Luồn gối Obi-makura vào phía trong rồi quấn thêm 1 tấm Obi-age vào sau lưng để trang trí. Dùng dây Obi-jime thắt giữa eo tạo điểm nhấn. 

Lưu ý: Đầu dây hướng lên mang ý nghĩa chúc tụng, đầu dây hướng xuống mang ý nghĩa chia buồn.

Cách mặc Yukata

– Bước 1: Mặc bên trong đồ lót và Yukata bên ngoài. Lưu ý, căn chỉnh sao cho 2 vạt áo cân xứng, song song với mắt cá chân. 

– Bước 2: Quấn vạt áo bên phải quanh hông trái và vạt áo trái quấn quanh hông phải. Giữ đúng thứ tự vạt áo bên trái nằm ngoài vạt bên phải.

– Bước 3: Quấn một đoạn dây vải quanh hông để cố định Yukata và cuối cùng quấn thêm đai lưng Obi bên ngoài.

Cách mặc Yukata ở nam và nữ tương tự nhau, chỉ khác phần đai lưng ở người nam sẽ thường được thắt trước bụng, còn đai ở nữ sẽ thắt sau lưng.

Những dịp sử dụng

Kimono

Là bộ trang phục mang tính chất trang trọng, Kimono thường được người Nhật sử dụng trong những dịp đặc biệt hoặc trong các sự kiện quan trọng như đám cưới, đám tang hay các buổi trà đạo. Một dịp thường được mặc Kimono là lễ hội Hanami được tổ chức hằng năm vào mùa xuân để ngắm hoa anh đào. Vào dịp này, rất nhiều các buổi trà đạo được tổ chức, các khách mời sẽ được phục vụ trà bởi những người phụ nữ mặc trên mình những bộ Kimono thật đẹp.

Kimono thường được mặc trong các dịp quan trọng

 

Tuy nhiên, mọi người cũng có thể mặc Kimono bất cứ khi nào họ muốn. Ngày nay, vẫn có những người Nhật chọn sử dụng trang phục Kimono trong sinh hoạt hằng ngày của họ để lưu giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Yukata

Khác với Kimono, Yukata được mặc phổ biến hơn, cả với những cô gái trẻ và phụ nữ trung niên trong lễ hội mùa hè. Nếu bạn có cơ hội nghỉ đêm tại một lữ quán (ryokan) bạn cũng có thể được mặc thử Yukata. Đây là một yếu tố không thể thiếu trong một lữ quán ở Nhật.

Yakata được mặc thường ngày trong các lễ hội mùa hè

Kết luận

Trên đây là những điều cần biết về sự khác nhau giữa Kimono và Yukata. Hanaichi hy vọng bài viết đã cung cấp kiến thức bổ ích giúp bạn phân biệt được  hai loại trang phục truyền thống của Nhật Bản này. 

Mọi thắc mắc về mảng mua hộ hàng Nhật, quý khách vui lòng liên hệ với Hanaichi theo thông tin sau:

Related posts

3 cách đơn giản mua giày Lacoste nam chính hãng

admin

Hướng dẫn mua hàng trên Amazon Nhật ship về Việt Nam

admin

Điểm danh 10 mẫu giày thể thao Reebok đáng mua nhất 2024

admin

Leave a Comment